*Yaoi Manga, Manhua*

Let's Enjoy With Us

GROUP

Giáo Phái TOMATO, ALL is TOMATOES

CHÚ Ý

Đừng REUP, cắp truyện của Nhóm nếu chưa có sự cho phép!

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

Houkago No Fujun ( Kajigaya Michiru)

Houkago No Fujun ( Kajigaya Michiru)

Tên: Houkago No Fujun

Tạm dịch: Những điều không trong sáng sau giờ học :v
Tác giả: Kajigaya Michiru

Thể loại: Soft Yaoi, School life, Romance
Nội dung: Sawaki thuộc CLB điền kinh và Mizutani thuộc CLB về nhà hầu như chưa bao giờ nói chuyện với nhau trước đây, dưới ánh hoàng hôn, trong phòng học và cứ thế hai người như chạm đến khoảnh khắc của thời học sinh. Lão La tớ xin đảm bảo bộ này hay.........với những ai giống tớ, hahaaha...
Nguồn Raw: Raw hơi xấu tí
http://www.yaoiotaku.com/forums/threads/37337-Houkago-no-Fujun-%E2%9C%BF-KAJIGAYA-Michiru-JP
Lưu ý: Bản dịch được dịch từ Tiếng nhật -> Việt và sử dụng nguồn raw được share free. Vì vậy chúng tớ sẽ không chấp nhận lời đề nghị gở bỏ bản dịch từ phía nhóm dịch nào, kể cả nhóm dịch đã có permission phía bên anh.
Nếu có thể, Hãy ủng hộ tác giả bằng cách mua truyện!


xin cảm ơn!

Danh sách chương

Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

Outen No Mon - Câu chuyện lịch sử và Sugawara Michizane

     Kinh thành và Hoàng cung
Sơ đồ: kinh thành (các đường màu xám là các đại lộ chính)
sơ đồ kinh thành nhật bản thời Heian


Sơ đồ: hoàng cung
sơ đồ hoàng cung nhật bản thời Heian

Ứng thiên môn: đối diện với cổng chính của Hoàng cung, là cổng chính đi vào Triều Đường Viện- nơi tổ chức các lễ quan trong của đất nước như lễ đăng ngôi vua. Nằm trong kiến trúc Hoàng cung( Đại Nội Lý) thuộc Bình An kinh, nay là Kyoto Nhật Bản; xây dựng ở thế kỉ thứ XVIII
Hiện nay, Ứng Thiên Môn có ở  Nhật là công trình được xây lại ở thời Minh Trị, năm 1895 để kỷ niệm 1100 năm xây dựng Bình An kinh.
Sau Triều Đường Viện là Nội Lý-mọi hoạt động của Thiên hoàng đều diễn ra ở đây. Có tòa chính điện Tử Thần Điện, và Thanh Lương Điện- nơi sinh hoạt hằng ngày của Thiên hoàng.
Phong Lạc Điện: nơi tổ chức tiệc tùng
Đây là Ứng Thiên môn:
outen no mon ứng thiên môn

2.     Biến “Ứng Thiên Môn”

phả hệ hoàng tộc Nhật Bản thời Heian

Giờ mới bắt đầu giải thích về Biến “Ứng Thiên Môn”
Ngay sau khi Thiên hoàng Saga mất, triều đình bất ổn, xảy ra biến Jouwa (834-848): Yoshifusa đã nhúng tay làm Tsunesada mất ngôi vị Thái tử mà thay vào đó con rể của ông Michiyasu. Hạ được các thế lực đối địch với ông như các quan Dainagon, Chuunagon,...(cỡ tam phẩm). Ông lên chức Dainagon
Michiyasu lên ngôi, gọi là thiên hoàng Montoku. Akira Keiko sinh hạ được hoành tử  Korehito. Yoshifusa gây sức ép nên thiên hoàng Montoku sắc phong Korehito thành thái tử.
Năm 857 fujiwara yoshifusa thành Daisjoudaijin (=thừa tướng, chức quan lớn nhất, nhất phẩm). Vài năm sau thiên hoàng Montoku qua đời, Korehito lên ngồi thành Thiên hoàng Seiwa lúc đó mới 9 tuổi (thời trong Outen no mon đó)
Lúc này: mùa màng mất mát, bệnh dịch liên miên, núi Phú Sĩ phun trào (864). Người dân sống trong lo sợ
Tomo yoshio- giữa chức Dainagon (tam phẩm), luôn xích mích với Sadaijin, ngầm báo tin với yoshifusa rằng anh em nhà Minamoto- chức Sadaijin (nhị phẩm) có ý đồ xấu.
Đêm 866 xảy ra 1 sự kiện làm cho kinh thành càng thêm lo sợ, bất an. Ứng Thiên Môn bị cháy lụi, đổ nát. Người bị quy tội là Sadaijin, nhưng k có chứng cứ, thiên hoàng đã kết luận Sadaijin vô tội
Cứ thế, tội phạm thật sự vẫn là một bí mật cho đến hơn gần nửa năm sau mới xảy ra vụ việc thế này
Tình cờ tra được người hôm đó chứng kiến vụ hỏa hoạn, nói chính là Dainagon. Cuối cùng tội quy về Dainagon, cùng họ hàng thân quyến bị lưu đày. Nhưng hiện nay nhiều người vẫn luôn tìm kiếm liệu đó có phải là sự thật hay không.
Sau đó Yoshifusa giữ quyền nhiếp chính, các thế lực chống nhà Fujiwara hầu như không còn, con đường phát triển của nhà fujiwara mở rộng.
871 xây dựng lại ứng thiên môn, vài năm sau Yoshifusa mất, Mototsune lên nhiếp chính.
3     Sugawara Michizane
Michizane sinh ra trong nhà học giả, thông minh từ nhỏ, rất hiếu học, là người xuất sắc trong giới quý tộc
Năm 18 tuồi trở thành văn chương sinh (tương đương đại học), năm 26 tuổi thi đổ kì thi cao nhất đất nước (đắc nghiệp sinh), con đường mở rộng trước mắt.
Năm 877, năm cậu 33 tuổi trở thành tiến sĩ, là một niềm vui nhưng cũng báo hiệu nhiều thử thách phía trước.
Thiên hoàng Seiwa thoái vị, thiên hoàng Youzei lên ngôi nhưng không được bao lâu thì thiên hoàng Koukou tiếp vị vi yousei không cùng hướng với Mototsune (thừa tướng, con nuôi Yoshifusa)
886 ông buộc phải làm quan Tri huyện Saneki (phía bắc shikoku). Trong thời gian này, ở kinh thành xảy ra sự kiện:
Thiên hoàng bấy giờ Uda ban cho Mototsune chức “Akou” là chức vị rất cao nhưng thật ra không có quyền lực thật sự. Thiên hoàng tưởng Mototsune sẽ vui mừng nhưng ngược lại ông lại “dỗi” J cáo bệnh không giúp vua gánh vác việc nước. Vua cầu cứunên Michizane ghi một bức thư cho Mototsune, sau khi ông đọc xong thì quay lại triều. Thật quá giỏi phải không. (hai ông ni quan hệ tốt theo một nghĩa nào đó nha, vui lắm)
Năm 890 Michizane quay lại kinh thành và làm quan triều đình. Giúp ích rất nhiều cho triều đình, đi sứ nhà Đường (trung quốc) nhưng sau đó bởi nhiều lý do ông khuyên thiên hoàng ko nên đi sứ, và một thời gian việc đi sứ đã dừng lại.
Thời thiên hoàng Daigo, Năm 899 Fujiwara Tokihira (con Mototsune) giữ chức Sadaijin, Michizane giữ chức Udaijin (tả hữu đại thần đó, khoảng nhị phẩm)
Giỏi và được thiên hoàng xem trọng nên gây cản trở cho nhà Fujiwara lập kế dẫn đến Michizane bị đày vào Dazaifu (tương tự Phủ Nhân Tông á). Trước khi đi ông làm một bài thơ về hoa mai.
Phải gánh tôi mình không có, mong nhớ gia đình, năm 903 ông mất ở Dazaifu.
Từ sau đó nhiều điều bất thường xảy ra: năm 909 người làm mưa gió duy nhất trong triều Tokihira đột nhiên qua đời khi còn rất trẻ năm 39 tuổi. Trong 3 năm liên tiếp hạn hán, dịch bệnh bùng phát. Năm 923 Thái tử, con của thiên hoàng daigo mất, 3 năm sau thái tử kế vị tiếp theo cũng mất. Năm 930, qua thời gian không mưa bỗng nhiên trên trời xuất hiện đám mây đen kì lạ, trên điện Thanh Lương xuât hiện tia chớp. Vì thế mà thiên hoàng Daigon bạo bệnh không lâu qua đời (trước khi chết trăn trối vs Michi vui lắm )
Họ cho đó là vong hồn không thoát của Michizane (thời này nguời ta sợ oán hồn lắm luôn, có 1 chap nói về oán hồn tề). Từ sự kiện đó họ thờ cúng michizane như thần sấm sét ở Điện kitano tenmangu (Kyoto)
Bên cạnh đó, từ sau thời Kamakura (từ năm 1192, sau thời Heian) thờ cúng ông như thần học.
Điện Dazaifu Tenmangu ở tỉnh Fukuoka là nơi nổi tiếng thờ cúng ông.
Soạn: Tiểu Nhị Ca
Tài liệu tham khảo: (tiếng Nhật)
Wiki
Sách hihonrekishi (quyển 4)
Giáo trình lịch sử Nhật Bản